What makes you special Mariana Atencio TEDxUniversityofNevada

What makes you special? | Mariana Atencio | TEDxUniversityofNevada
Translator: Lam Tran Reviewer: Tham Nguyen Cảm ơn các bạn. Tôi là một phóng viên. Công việc của tôi là trò chuyện với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội khắp thế giới này. Hôm n

What makes you special? | Mariana Atencio | TEDxUniversityofNevada

Translator: Lam Tran Reviewer: Tham Nguyen Cảm ơn các bạn. Tôi là một phóng viên. Công việc của tôi là trò chuyện với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội khắp thế giới này. Hôm nay, tôi muốn kể các bạn tại sao tôi quyết định làm công việc này và tôi đã học được điều gì. Câu chuyện của tôi bắt đầu ở Caracas, Venezuela, tại Nam Mĩ, nơi tôi lớn lên; một nơi mà đối với tôi đã, và sẽ luôn, chứa đầy phép thuật và những điều kì thú. Từ khi còn rất nhỏ, bố mẹ tôi đã muốn tôi có tầm nhìn rộng ra thế giới. Tôi nhớ có lần lúc tôi tầm bảy tuổi, bố tôi đến gần và nói, “Mariana, bố sẽ gửi con và em gái con” mới chỉ có sáu tuổi vào lúc đó “tới một nơi mà không ai nói tiếng Tây Ban Nha.

Bố muốn các con trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau.” Ông ấy nói mãi về lợi ích của việc dành trọn một mùa hè trong một trại hè ở Hoa Kì, và nhấn mạnh một cụm từ nho nhỏ mà tôi không thèm để ý lắm vào lúc đó: “Con không bao giờ đoán trước được tương lai.” Trong lúc đó, với tâm trí của một đứa trẻ bảy tuổi Tôi vẫn nghĩ chúng tôi sắp sửa đến trại hè ở Miami. Thậm chí nó còn có thể tốt hơn, và chúng tôi sẽ đi xa hơn về phía bắc, tới Orlando, nơi Chuột Mickey sống. Tôi đã rất phấn khích. Tuy nhiên bố tôi lại có một kế hoạch hơi khác chút. Từ Caracas, ông gửi chúng tôi tới Brainerd, Minnesota. Chuột Mickey không ở đó, và vì không có điện thoại, không Snapchat, hay Instagram, tôi không tìm được tí thông tin nào.

Khi chúng tôi tới đó, một trong những điều đầu tiên tôi chú ý là tóc những đứa trẻ khác có các kiểu sắc thái vàng, và hầu hết có mắt xanh. Và chúng tôi thì trông giống thế này. Đêm đầu tiên, trưởng trại tập trung mọi người lại bên đống lửa và nói, “Các nhóc, năm nay trại của chúng ta rất có tính quốc tế; chị em nhà Atencios ở đây đến từ Venezuela.” Những đứa trẻ khác nhìn chúng tôi như thể chúng tôi đến từ hành tinh khác. Họ hỏi chúng tôi những câu hỏi như, “Cậu biết bánh hambơ-gơ là gì không?” Hay, “Cậu có đến trường bằng lừa hay canô không?” Tôi cố trả lời bằng thứ tiếng Anh bồi của mình, và họ cười phá lên.

Tôi biết họ không có ý xấu; họ chỉ đang cố hiểu chúng tôi là ai, và liên hệ với thế giới mà họ biết. Chúng ta có thể giống họ, hoặc giống các nhân vật trong một quyển sách phiêu lưu, như Aladin hay Cậu bé rừng xanh. Chúng ta không giống người khác, chúng ta không nói ngôn ngữ của họ, chúng ta khác biệt. Khi bạn mới bảy tuổi, điều đó rất tổn thương. Nhưng tôi cần chăm lo cho em gái tôi, và nó khóc mỗi ngày ở trại hè. Nên tôi quyết định làm ra vẻ dũng cảm, và tiếp nhận mọi thứ có thể về cách sống Mĩ. Về sau, chúng tôi thực hiện một thứ gọi là “thí nghiệm trại hè,” trong 8 năm ở các thành phố khác nhau mà nhiều người Mĩ còn chưa từng nghe đến.

Thứ tôi nhớ nhất là khi cuối cùng tôi cũng ‘khớp’ với ai đó. Kết bạn với một người là một giải thưởng đặc biệt. Tất cả đều muốn cảm thấy được trân trọng và chấp nhận và chúng ta nghĩ nó nên tự xảy ra, nhưng không phải vậy. Khi bạn khác biệt, bạn phải nỗ lực để hòa nhập. Bạn phải rất có ích, thông minh, hoặc vui tính, bất cứ thứ gì ngầu với đám người bạn muốn chơi cùng. Về sau, khi tôi học cấp 3, bố tôi mở rộng kế hoạch mùa hè của ông, và từ Caracas ông gửi tôi tới Wallingford, Connecticut, vào năm cuối cấp. Lần này, tôi nhớ đã mơ mộng trên máy bay, về “trải nghiệm trung học Mỹ” với một cái tủ khóa.

Nó sẽ rất hoàn hảo, như trong bộ phim yêu thích của tôi: “Saved by the Bell.” Tôi đến đó, và họ bảo tôi người bạn cùng phòng tôi được ghép cùng đang nóng lòng chờ đợi. Tôi mở cửa ra, và cô ấy ngồi đó trên cái giường, với chiếc khăn trùm đầu. Tên cô ấy là Fatima, là người Hồi giáo đến từ Babrain, và cô ấy không như tôi mong đợi. Có lẽ cô ấy nhận ra sự thất vọng của tôi khi tôi nhìn cô ấy bởi tôi không cố che giấu nó. Là một đứa trẻ tuổi teen, tôi muốn hòa nhập hơn nữa, tôi muốn trở nên nổi tiếng, có thể có một người bạn trai cho dạ hội, và tôi cảm thấy Fatima chắn đường tôi với sự xấu hổ và cách ăn mặc khắt khe của cô ấy.

Tôi không nhận ra rằng tôi khiến cô ấy cảm thấy như bọn trẻ con trong trại hè khiến tôi. Đây như phiên bản trung học của câu hỏi “Cậu biết hambơ-gơ là gì không?” Sự ích kỉ nuốt chửng tôi và tôi không thể đặt mình vào vị trí của cô ấy. Tôi sẽ nói thật với các bạn, chúng tôi chỉ ở cùng nhau vài tháng, bởi vì sau đó cô ấy được gửi đi sống cùng với một cố vấn viên thay vì những học sinh khác. Tôi nhớ tôi đã nghĩ “À, cô ấy sẽ ổn thôi. Chỉ là cô ấy khác biệt.” Khi chúng ta gắn nhãn ai đó là khác biệt, nó làm mất phần người của họ. Họ trở thành “thứ khác.” Họ không xứng cho ta bỏ thời gian, không phải vấn đề của ta.

Và thực tế, họ, “thứ khác”, còn có thể là nguồn gốc rắc rối của mình. Vậy, làm thế nào để chúng ta nhận ra điểm mù? Nó bắt đầu bằng việc hiểu điều gì khiến bạn khác biệt, bằng việc trân trọng những điều đó. Chỉ sau đó bạn mới biết trân trọng điều khiến người khác đặc biệt. Tôi nhớ khi tôi nhận ra nó. Đó là một vài tháng sau đó. Tôi tìm thấy bạn trai cho dạ hội, kết bạn với một nhóm bạn, và hầu như đã quên béng Fatima, cho đến khi tất cả mọi người đăng kí một chương trình tài năng vì từ thiện. Bạn cần biểu diễn một tài năng. Có vẻ như tất cả mọi người đều có thứ gì đặc biệt để biểu diễn. Vài người sẽ chơi đàn viô-lông, người khác sẽ kể một vở kịch độc thoại, và tôi đã nghĩ “Chúng tôi không biểu diễn những thứ này ở nhà.” Nhưng tôi vẫn quyết tâm tìm ra một thứ để diễn.

Khi ngày đó đến, tôi lên sân khấu với cái loa boombox nhỏ, và đặt nó sang một bên và nhấn “Bật,” và một bài hát của nghệ sĩ ưa thích của tôi, Shakira, vang lên. Và tôi hát, “Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, chúng ta thuộc về nhau,” và tôi nói, “Tên tôi là Mariana, và tôi sẽ đấu giá một lớp học nhảy.” Như thể toàn trường đã giơ tay lên để trả giá. Lớp học nhảy của tôi rất nổi bật, khác xa với, như là, lớp học violin thứ 10 được đấu giá hôm đó. Khi trở về phòng kí túc, tôi không cảm thấy khác biệt. Tôi cảm thấy thực sự đặc biệt. Đó là khi tôi bắt đầu nghĩ về Fatima, một người mà tôi không thể nhìn ra sự đặc biệt từ lần đầu gặp.

Cô ấy đến từ Trung Đông, cũng giống gia đình của Shakira. Cô ấy có thể dạy tôi một hoặc hai bài múa bụng, nếu tôi hỏi về nó. Bây giờ, tôi muốn mọi người lấy tờ giấy được phát cho từ đầu buổi nói chuyện hôm nay, và viết xuống điều khiến bạn đặc biệt, và tôi muốn bạn nhìn vào nó. Nếu bạn đang xem ở nhà, lấy một mẩu giấy ra và viết xuống điều khiến bạn khác biệt. Bạn có thể cảm thấy thận trọng khi nhìn, thậm chí là một chút xấu hổ, hay có thể là tự hào. Nhưng bạn cần bắt đầu chấp nhận nó. Hãy nhớ, đó là bước đầu của việc trân trọng điều khiến người khác đặc biệt. Khi tôi trở về nhà ở Venezuela, tôi bắt đầu hiểu những trải nghiệm đó khiến tôi thay đổi như thế nào.

Khả năng nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, để định hướng những người và địa điểm khác nhau, cho tôi độ nhạy đặc biệt. Cuối cùng tôi cũng hiểu ra tầm quan trọng của việc đặt mình vào vị thế người khác. Đó là một phần quan trọng trong lí do sao tôi trở thành phóng viên. Đặc biệt vì tôi xuất thân từ nơi được dán nhãn “sân sau”, “người nước ngoài bất hợp pháp” “thế giới thứ 3″,”thứ khác” tôi muốn làm điều gì đó để thay đổi. Tuy nhiên, đúng lúc đó chính phủ Venezuelan ngừng hoạt động đài truyền hình lớn nhất đất nước. Sự kiểm duyệt phát triển, và bố tôi đến gần một lần nữa và nói, “Làm sao con làm một nhà báo ở đây được? Con phải rời đi.” Đó là khi tôi chợt nhận ra.

Ông vẫn luôn trang bị tôi cho điều đó. Đó là thứ tương lai dành cho tôi. Vậy nên vào 2008, tôi thu dọn đồ, và đến Hoa Kỳ, lần này không với vé khứ hồi. Tôi đau đớn nhận ra rằng, năm 24 tuổi, tôi trở thành một người tị nạn, người nhập cư, người khác, một lần nữa, và lần này tôi sẽ không trở lại. Tôi dành được học bổng học báo chí. Tôi nhớ họ giao cho tôi bài tập đầu tiên là lấy tin của cuộc bầu cử lịch sử của tổng thống Barack Obama. Tôi cảm thấy thật may, thật đáng hi vọng. Như kiểu là “Đúng vậy, chính nó. Tôi đã đến một nước Mĩ sauphân-biệt-chủng-tộc, nơi định nghĩa chúng ta và bọn họ dần biến mất, và có lẽ sẽ bị xóa bỏ khi tôi còn sống.

Nhưng tôi đã sai, phải không? Tại sao nhiệm kì của Barack Obama không làm giảm căng thẳng chủng tộc trong nước? Tại sao vẫn còn người cảm thấy bị đe dọa bởi người nhập cư, LGBTQ, và những nhóm thiểu số những người chỉ đang cố tìm không gian dành cho tất cả mọi người trong nước Mĩ này? Tôi không có câu trả lời vào lúc đó, nhưng vào ngày 811-2016, khi Donald Trump lên làm tổng thống, tôi hiểu ra rằng một phần lớn người bầu cử coi họ là “người khác.” Có người coi họ là người đã chiếm công việc của mình hoặc những người khủng bố tiềm năng nói một thứ ngôn ngữ khác. Trong khi đó, nhóm thiểu số đôi khi chỉ nhìn thấy sự chán ghét, không khoan dung và thiển cận của bên đối diện.

Giống như chúng ta bị kẹt trong bong bóng mà không ai muốn phá vỡ. Cách duy nhất để làm, cách duy nhất để thoát ra khỏi là nhận ra bản chất khác biệt nghĩa là có suy nghĩ khác biệt. Cần sự dũng cảm để thể hiện sự tôn trọng. Như Voltaire đã nói: “Tôi có thể không đồng ý những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến chết cho quyền được nói của bạn.” Không thể nhìn thấy điều tốt từ phía kia khiến việc đối thoại bất khả thi. Không có đối thoại, chúng ta sẽ luôn lặp lại những sai lầm giống nhau, vì chúng ta không học được điều gì mới. Tôi đã đưa tin cho cuộc bầu cử 2016 cho đài NBC News. Đó là công việc lớn đầu tiên của tôi trong mạng lưới chủ đạo này, nơi tôi chuyển tới từ đài truyền hình Tây Ban Nha.

Và tôi muốn làm điều gì đó khác biệt. Tôi chứng kiến kết quả bầu cử với những gia đình không giấy tờ. Ít người nghĩ đến chia sẻ khoảnh khắc với những người không phải công dân, nhưng đã đấu tranh mãnh liệt để không thua vào đêm đó. Khi nó trở nên rõ ràng là Donald Trump đang thắng, Cô bé tám tuổi tên Angelina chạy tới tôi trong nước mắt. Cô bé sụt sịt, và hỏi tôi liệu mẹ bé có bị trục xuất không. Tôi ôm cô bé và nói: “Mọi việc sẽ ổn thôi.” nhưng thực sự tôi không biết. Đây là bức ảnh chúng tôi chụp tối đó, sẽ mãi mãi tồn tại trong tim tôi. Đây là cô bé tầm tuổi tôi khi tới trại hè ở Brainerd. Cô bé biết cô bé là “người khác.” Cô đi bộ về nhà từ trường trong sợ mãi, mỗi ngày, rằng mẹ cô bé có thể bị mang đi.

Vậy, làm sao chúng ta đặt bản thân vào tình cảnh của Angelina? Làm sao chúng ta khiến cô bé hiểu cô bé là đặc biệt, và không phải là không xứng có một gia đình đoàn tụ? Khi quay cô bé và những gia đình giống của cô, tôi cố khiến mọi người coi họ là người, chứ không phải “người ngoài bất hợp pháp.” Đúng, họ phá luật, và họ phải bị phạt bởi điều đó, nhưng họ đã trao mọi thứ cho đất nước này, giống như nhiều người nhập cư trước đó. Tôi đã kể cho bạn con đường phát triển bản thân của tôi bắt đầu thế nào. Để kết thúc, tôi muốn kể tôi đã vấp phải cú sốc tồi tệ nhất thế nào, một cú sốc ảnh hưởng to lớn tới tôi.

Ngày đó, 104-2014, tôi đang lái xe đến đài, và tôi nhận được một cuộc gọi từ bố mẹ. “Con có đang truyền hình không?” Họ hỏi Và tôi lập tức biết hẳn đã có gì xảy ra. “Làm sao vậy?” Tôi nói “Em gái của con gặp một tai nạn xe.” Như thể tim tôi ngừng đập. Tay tôi siết chặt vô lăng, và tôi nhớ đã nghe những lời: “Nó có thể sẽ không bao giờ đi được nữa.” Họ nói cuộc đời bạn có thể thay đổi trong một tích tắc. Đời tôi chết vào khoảnh khắc đó. Từ một nửa thành công của tôi, chỉ cách nhau một tuổi, và không thể cử động chân, ngồi dậy, hoặc tự mặc đồ được nữa. Đây không phải trại hè, nơi tôi có thể khiến nó tốt hơn một cách thần kì.

Điều này thật khủng khiếp. Trong 2 năm, em gái tôi trải qua 15 cuộc phẫu thuật và dành phần lớn thời gian trong xe lăn. Nhưng đó không phải điều tồi tệ nhất. Đó là một điều thật đau đớn, khó có thể thành lời, kể cả bây giờ. Đó là cách mọi người nhìn nó, nhìn chúng tôi, đã thay đổi. Mọi người không nhìn thấy một luật sư thành công hoặc một người thế hệ Y với trí tuệ sắc sảo và lòng nhân hậu. Mọi nơi chúng tôi qua, tôi nhận ra mọi người chỉ thấy một cô gái khốn khổ trong xe lăn. Họ không thể thấy điều gì vượt lên khỏi đó. Sau khi chiến đấu như một chiến binh, tôi có thể nói với các bạn rằng em gái tôi đang bước đi, và phục hồi tốt hơn mong đợi của bất kì ai.

Cảm ơn. Nhưng trong thử thách đau khổ đó, tôi học được rằng có những sự khác biệt thật tồi tệ, và khó có thể tìm thấy mặt tốt của nó. Em gái tôi không được lợi gì từ việc xảy ra. Nhưng nó dạy tôi: chị không thể để sự khác biệt đó định nghĩa chị. Khả năng tái tưởng tượng bản thân vượt lên tất cả những gì mọi người thấy, và nhiệm vụ khó khăn nhất, nhưng cũng đẹp đẽ nhất. Bạn thấy đấy, chúng ta đến thế giới này với một cơ thể. Những người có khó khăn về mặt thể xác hoặc tinh thần, những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi môi trường, người nhập cư, trai, gái, con trai muốn mặc đồ con gái, con gái với tiếng khàn, những phụ nữ từng bị tấn công tình dục, những vận động viên quỳ xuống để biểu tình, da đen, da trắng, châu Á, da đỏ, em gái tôi, bạn, hay tôi.

Chúng ta đều muốn thứ mọi người muốn: được ước mơ và được đạt được. Nhưng đôi khi, xã hội nói với chúng ta, và chúng ta nói với bản thân, chúng ta không vừa với khuôn. Chà, nếu bạn nhìn vào chuyện của tôi, từ việc sinh ra ở một nơi khác biệt, đến múa bụng ở trường trung học, đến kể những câu chuyện bạn không thường thấy trên tv, thứ khiến tôi khác biệt là thứ khiến tôi nổi bật và thành công. Tôi đã đi du lịch khắp thế giới, và nói chuyện với mọi người từ mọi địa vị xã hội. Bạn biết tôi học được điều gì không? Điểm chung duy nhất của chúng ta là đều là con người. Vậy nên hãy đứng lên bảo vệ cho chủng tộc của mình, cho loài người.

Hãy kêu gọi nó. Hãy làm một nhà nhân văn trước và sau tất cả mọi thứ khác. Để kết thúc, tôi muốn mọi người lấy hình dán, cái mẩu giấy đó nơi bạn viết điều khiến bạn khác biệt, và tôi muốn bạn tôn vinh nó hôm nay và tất cả mọi ngày, hét to nó từ mái nhà. Tôi cũng khuyến khích bạn tò mò hỏi, “Mẩu giấy của người khác có gì?” “Thứ gì đã khiến họ đặc biệt?” Hãy tôn vinh những sự không hoàn hảo khiến chúng ta trở nên đặc biệt. Tôi hi vọng nó dạy bạn rằng không ai là “bình thường.” Chúng ta đều khác biệt. Chúng ta đều kì quặc, và độc nhất, và đó là thứ khiến chúng ta là con người theo cách thật tuyệt vời.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top