Tại sao phải “TRẢI NGHIỆM”

Câu chuyện 1:
Chú: Sao con không thử tập xe?
Con: Con không đi đâu con sợ lắm?
Chú: sao lại sợ?
Con: vì các bạn bảo tập xe nếu ngã sẽ rất đau?
Câu chuyện 2:
Chú: Sao con không nhóm bếp cùng các bạn?
Con: con không làm đâu kinh lắm.
Chú: sao lại kinh?
Con: con thấy các bạn kêu vậy ạ.

Vậy đấy, có nhiều đứa trẻ đang sống với những “cảm nhận/ cảm giác” của người khác (bố, mẹ, anh, chị, bạn bè…) thay vì những cảm nhận của chính bản thân chúng.
Nếu chúng tự trải nghiệm có thể chúng vẫn ngã xe, chúng vẫn đau nhưng chúng sẽ nhận ra một điều rằng cái đau đó không như chúng nghĩ. Và quan trọng hơn chúng sẽ biết đi xe.
Nếu chúng tự trải nghiệm có thể chúng vẫn thấy bẩn những nó cũng sẽ không bẩn như chúng nghĩ thay vì thế chúng cảm nhận được sự thú vị khi tự tay mình bắt được con cá, sờ vào bùn….
Tôi thấy thiệt thòi thay cho chúng. Tôi dám cá dù có nói ra là KHÔNG nhưng trong lòng chúng sẽ vẫn có chút nuối tiếc vì sao mình không THỬ một lần cho biết nhỉ?

Có vô vàn những ví dụ như vậy, vô vàn những đứa trẻ đang như vậy, có thể là TỰ chúng hoặc cũng có thể do người khác tạo ra cho chúng một “RÀO CẢN” khiến chúng không dam TRẢI NGHIỆM.
Hãy để lũ trẻ sống cho chính chúng/ sống bằng cảm giác của chúng chứ không phải song cho cảm giác của người khác. Hãy để chúng TỰ TRẢI NGHIỆM bởi trong cuộc sống này mọi thứ đều là tương đối, với lũ trẻ này là A với đứa trẻ khác là B,…đúng sai chưa bao giờ là thước đo cho mỗi TRẢI NGHIỆM bởi chúng ở góc nhìn khác nhau, quan trọng là chúng học được cái gì.
Hãy để chúng TRẢI NGHIỆM để con không nuối tiếc những điều thú vị:

– Điều thú vị của khói bếp, mùi rơm, rồi sự hân hoan sung sướng của đứa trẻ khi cơm chín thay vì lúc đó con đang ngồi chơi Ipad.
– Rồi cả cảm giác tắm dưới con mưa rào mùa hạ
– Điều thú vị của cái se lạnh sớm mùa thu trong lành, ko ồn ào vội vã như những giờ tan học con ngồi trên xe thay vì có thể giờ đó con đang ngủ nướng.
– Hay những trải nghiệm và bài học con khi con nhìn thấy mảnh đời của những người vô gia cư,…
…..
Nhiều lắm những điều thú vị mà nếu con không trải nghiệm con sẽ không có được. Nếu chúng ta còn sợ, chúng ta còn lo lắng thái quá con sẽ chả bao giờ được trải nghiệm.

“Chỉ có trải nghiệm mới cho đứa trẻ những nhận định và cảm nhận về bản chất thực của mọi việc trên chính con người con, sự hiểu biết và cảm xúc thực của bạn …. “Nó” là của chính CON mới là vấn đề quan trọng.”

Nhưng các chúng ta cần lưu ý là cái gì cũng có hai mặt của nó, cái hay của mỗi con người là biết cái gì có thể và cái gì không nên trải nghiệm, đồng thời giới hạn nào cho mỗi sự trải nghiệm của các con

Mong rằng các bố mẹ sẽ luôn cố gắng và cùng nhau tạo ra những TRẢI NGHIỆM cho con mình.

Scroll to Top