Lê Văn Hưu – Nhà sử học đầu tiên của Việt Nam

Nhà sử học đầu tiên của Việt Nam là Lê Văn Hưu sống trong thời đại nhà lý  cũng là tác giả của cuốn Đại Việt sử ký ghi lại lịch sử của Đại Việt từ thời Triệu Đà đến thời nhà Trần. Những đóng góp cho sử học của Lê Văn Hưu luôn được đánh giá cao và  cũng được coi là  danh nhân văn hóa của Việt Nam.

Lê Văn Hưu (1230)  là người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ( huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Lê Văn Hưu thi đỗ Bảng Nhãn năm Đinh Mùi cũng là  khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi: Trang Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa. Lê Văn Hưu giữ  chức Kiểm pháp quan là chức quan trông coi hình luật,  sau đó, ông lên làm Binh bộ Thượng thư, Hàn lâm viện  học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Lê Văn Hưu cũng là thầy dạy học của Thượng tướng Trần Quang Khải.

le-van-huu-nha-su-hoc-dau-tien-cua-viet-nam1

Khi làm tại Quốc sử Viện, ông phụng lệnh vua Trần biên soạn Quốc sử và ông hoàn thiện việc biên soạn Đại Việt sử ký – Bộ quốc sử  đầu tiên của Việt Nam. Đại Việt sử ký  ghi lại những sự kiện lịch sử quan trọng trong gần 15 thế kỷ từ thời Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà  207 – 136 trước Công nguyên) tới Lý Chiêu Hoàng (1224 – 1225), gồm 30 quyển và đã được Trần Thánh Tông xuống chiếu  khen thưởng.

(Tuy nhiên, Lê Văn Hưu đã nhầm lẫn Triệu Đà là vua Nam Việt, miền Nam Trung Quốc, đưa quân xâm lược Âu Lạc  và chuyển Âu Lạc thành một bộ phận của Nam Việt nên Lê Văn Hưu đã ghi nhận Triệu Đà là vua của Đại Việt  khi đó. Sau này,  Ngô Sĩ Liên  đã đính chính lại Triệu Đà là vua Nam Việt, không phải vua Đại Việt  trong Đại Việt sử ký toàn thư). 

Mặc dù Đại Việt sử ký đã không còn được lưu truyền, nhưng những nội dung cũng như vai trò của Lê Văn Hưu cũng được đề cập đến Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên. Trong bài tựa Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã từng viết:”Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi”.

le-van-huu-nha-su-hoc-dau-tien-cua-viet-nam

Trong Đại Việt sử ký toàn thư vẫn còn 29 đoạn được ghi chắc chắn là do Lê Văn Hưu viết, được trích dẫn  chi tiết để giúp  những nhà nghiên cứu lịch sử cũng đã nắm được những đoạn sử ký do Lê Văn Hưu viết để phân tích  tính cách, quan điểm sử học của Lê văn Hưu. Đoạn ông ca tụng Ngô Quyền cũng thấm đượm lòng tự hào sâu sắc trước thắng lợi huy hoàng của dân tộc: ” Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy… “.

Quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của nhân dân, ông cũng đã nghiêm khắc phê phán những hành vi bạo ngược, trái đạo lý của vua chúa, như đoạn nhận xét về cấm lệnh ” không cho con gái nhà quan lấy chồng trước khi dự tuyển vào hậu cung” của Lý Thần Tông (1128 – 1137), chẳng hạn: “Trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, không phải để cung phụng riêng cho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cái có gia thất; thánh nhân thể lòng ấy còn sợ kẻ sát phu sát phụ không được có nơi có chốn… Thần Tông xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi xong việc tuyển người vào cung rồi mới được lấy chồng, thế là để cung phụng riêng cho mình, đâu phải là tấm lòng của người làm cha mẹ dân!”.

Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng Ba năm Nhâm Tuất (1322) được an táng tại Thanh Hóa, tại đây vẫn còn có phần mộ  cùng tấm bia dựng năm Tự Đức (1867) ghi lại tiểu sử và những công lao của ông. Với những công lao  của ông, Lê Văn Hưu đã được  công nhận là một trong những danh nhân đất Việt.

Scroll to Top