Hai Bà Trưng – Hai nữ anh hùng đầu tiên của Đất Việt

Hai Bà Trưng được  người dân  tôn sùng là hai nữ anh hùng đầu tiên của Đất Việt  bởi những công lao  giữ nước cùng tinh thần yêu nước, đứng đầu nhân dân  lãnh đạo  cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô họ của nhà Hán (Trung Quốc), giành lại độc lập cho đất nước. Cuộc khởi nghĩa  mạnh mẽ thể hiện được tinh thần   yêu nước, ý chí kiến quyết để chống lại sự xâm lược của  phương Bắc. 

Hai Bà Trưng là tên hiệu được nhân dân phong cho  hai nữ  tướng là hai chị em Trưng trắc và Trưng Nhị là thủ lĩnh của cuộc khở nghĩa lớn  là một trong những cuộc khởi nghĩa sớm nhất trong lịch sử của dân tộc Việt nam. Họ cũng là những nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử của đất nước để  thống nhất dân tọc và xây dựng đất nước.

hai-ba-trung-hai-nu-anh-hung-dau-tien-cua-dat-viet

Hai Bà Trưng  là hai chị em thuộc  bộ lạc Mê Linh (tình Vĩnh Phúc ngày nay) thời Hùng vương,  hai người đều là những người thông minh, phụ nữ đảm đang cùng với tình yêu quê hương. Theo sử cũ, Trưng Trắc  lấy Thi Sách cũng thuộc bộ lạc ở sông Đáy để liên kết giữa hai bộ lạc  thực hiện xây dựng quân đội, chuẩn bị khởi nghĩa  vũ trang để chống lại nhà Hán khi đó đang đô hộ  Giao Chỉ.

hai-ba-trung-hai-nu-anh-hung-dau-tien-cua-dat-viet1

Tuy nhiên, Thi Sách bị Tô Định bị sát hại,  Trưng Trắc cùng với tinh thần yêu nước và muốn báo thù cho chồng  quyết định dấy quân khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nhà Hán. Năm 40,  Hai Bà Trưng  làm lễ tế cờ khởi nghĩa lấy Mê Linh là nơi đầu tiên  để  đẩy lùi quân xâm lược nhà Hàn. Cùng với sự căm thù quân xâm lược nhà Hán đô hộ đất nước, bóc lột  người dân, đánh đáp và vơ vét của cải đã khiến tinh thần căm giận của toàn thể người dân đất Việt đã đồng loạt ủng hộ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Với sức mạnh của quan khởi nghĩa, hai Bà Trưng nhanh chóng đánh đuổi được quân nhà Hán. Sau đó, hai người thành lập đất nước, xây dựng chế độ mới, xóa những loại thuế má cho người dân.

hai-ba-trung-hai-nu-anh-hung-dau-tien-cua-dat-viet2

Tuy nhiên, năm 43, nhà Hán sai Mã Viện cùng đại quân sang xâm lược lại đại Việt đã khiến Hai Bà Trưng không thể chống đỡ được. Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc, tổ chức kháng chiến đánh những trận lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cấm Khê và cuối cùng đã hy sinh anh dũng vào mùa hè năm Quý Mão (năm 43 sau công nguyên).

hai-ba-trung-hai-nu-anh-hung-dau-tien-cua-dat-viet3

Dù cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng những công lao to lớn Hai Bà Trưng luôn được người dân cùng sử sách ca ngợi và ghi lại  những chiến công của hai người. Hai Bà Trưng  xứng đánh là những danh nhân  của đất Việt. Hiện nay,  có rất nhiều đền thờ Hai Bà Trưng  trên khắp cả nước cũng như các lễ hội để tưởng nhớ công lao của hai người.

Scroll to Top