DẠY và DỖ

[DẠY và DỖ]
.
Mới 30 phút trước nó còn khóc như đúng rồi, mẹ và các cô chú tưởng bó tay không làm cách nào để dỗ nó được. Cuối cùng bảo mẹ cứ về đi để cô chú lo và thử xem thế nào.

Thì đúng là hiệu nghiệm thật, mẹ về rồi tâm sự với cu cậu một chút là cu cậu cười cười và bắt đầu hợp tác với các bài tiếng Anh.

Bất ngờ hơn là cu cậu tiếng Anh rất tốt, phần căn cốt có vững luôn. Chỉ cái tội cứ ra đám đông, sang môi trường khác một chút là khóc, khóc lấy khóc để….tạm cứ gọi là con ở trường hợp “NHÚT NHÁT” trước đám đông.

Ứ biết sẽ dạy được con cái gì nhưng ít nhất phải giúp con tự tin vào bản thân mình trước đã.

 

[DẠY TRẺ]
.
Thề với các bác là từ ngày dạy bọn trẻ con em trẻ ra các bác ạ,
Niềm vui đến từ lũ trẻ, từ phụ huynh và cả từ những người bạn
.
Hôm nay ngồi chát với ông anh, lâu lắm mới nói chuyện, anh bảo vẫn theo dõi suốt các hoạt động của mình thấy nó ý nghĩa, ý nghĩa với cả bản thân mình bởi đó là công việc mình thích, mình hạnh phúc khi làm và nó còn ý nghĩa với xã hội ( thấy cũng chưa hẳn đã làm được gì cho xã hội nên hơi ngại ngại),…
.
Tự nhiên thấy sung sướng 1 cách lạ thường
Thêm động lực để theo đuổi triết lý giáo dục, kinh doanh giáo dục mình đã vạch ra.

[Lũ trẻ] Những ngày xa bố mẹ chúng học được gì??
Hôm nay em mới có dịp thổ lộ cái lý do tại sao các chương trình camp em tổ chức em luôn muốn “tách” lũ trẻ ra khỏi bố mẹ, gia đình. Nguyên tắc tuyệt đối là không cho bố mẹ đi cùng nếu đó là camp giáo dục cũng chỉ vài lý do sau:
Thứ nhất: Tự lập. Ai đó bảo thiếu gì cách để cho trẻ tự lập. Khi tham gia các camp trẻ sẽ phải tự làm một số công việc mà mọi khi ở nhà bố mẹ làm thay ví dụ như: tự tắm, tự giặt, hay tự sắp xếp lại bát đũa sau khi ăn, tự chuẩn bị chỗ ngủ, gấp chăn màn sau khi ngủ dậy,…đây là quy định và tất cả các bạn đều phải làm, bạn lớn sẽ hỗ trợ các bạn nhỏ. Tùy từng camp, độ tuổi mức độ TỰ LÀM của các con, các đầu việc sẽ rất khác nhau. Đây chính là bước đầu tiên hình thành thói quen tự lập trong cả suy nghĩ của lũ trẻ.
Thứ 2: Trẻ không có cơ hội mè nheo. Thực ra trẻ rất thông minh, chúng biết ai có thể mè nheo, vòi vĩnh, chúng biết cách tỏ ra “đáng thương” để bố mẹ can thiệp hỗ trợ chúng dù là các công việc đó chúng hoàn toàn có thể cố 1 chút là làm được. Và bản chất bố mẹ dù cứng rắn đến mấy cũng khó vượt qua được ánh mắt của chúng. Chưa kể nhiều bố mẹ rất bao bọc con khiến cho lũ trẻ càng dễ mè nheo.
Thứ 3: Thử thách chính bản thân chúng. Với những việc chúng chưa từng làm và ngay cả những việc mà trong suy nghĩ chúng cho rằng chúng không thể làm được. Nhưng khi ở các camp, các con sẽ thử và trải nghiệm những điều đó, đương nhiên các thầy cô có phương pháp để trẻ tham gia và hỗ trợ để trẻ vượt qua được chính bản thân mình.
Thứ 4: Tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Chắc chắn rồi, chúng được khuyến khích để tự suy nghĩ và đưa ra giải pháp cho từng tình huống và đương nhiên chúng sẽ nhận lại được kết quả xứng đáng. Và dù thắng hay thua chúng sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về nó.

Related Posts

Sống hết mình để có một cuộc đời ý nghĩa

Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại một cái tát phũ phàng Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống…

Đừng bao giờ ngừng giúp đỡ mọi người xung quanh

Bạn có thể sẽ bị phản bội khi giúp đỡ người khác Nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ mọi người. Chúng ta hiểu được đó…

Đừng bao giờ ngừng gây dựng điều mới

Những thành quả mà bạn phải mất nhiều năm để tạo dựng có thể bị phát hủy trong phút chốc Nhưng dù sao đi nữa, hãy cứ…

Hãy đấu tranh cho những người yếu thế

Theo định nghĩa thì người yếu thế là người phải chịu thiệt thòi hoặc bị dồn vào thế bất lợi. Họ không có quyền lực, không có…

Đừng bao giờ ngừng nghĩ đến điều lớn lao trong cuộc sống

Thế giới cần lắm những con người vĩ đại với nhân cách lớn, độ lượng, tận tụy, sống có nguyên tắc, những con người dám dấn thân…

Luôn sống thẳng thắn và trung thực

Khi chúng ta đối xử với nhau bằng sự chân thành và thẳn thắng, chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được những mối quan hệ bền…